Cảnh giác hành vi trộm cắp tài sản dịp Tết Nguyên đán

Thứ bảy - 03/02/2024 21:11 639 0
Tết là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; đây cũng là thời điểm các đối tượng lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm, trong đó có hành vi trộm cắp tài sản.
Đối tượng trộm cắp tài sản ngày 01/5/2023 tại địa bàn huyện Châu Thành
          Theo thống kê, năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 146 vụ trộm cắp tài sản, tăng 57 vụ (tăng 64%); trong đó, đa số là do các đối tượng lợi dụng sơ hở trong quản lý tài sản của người dân để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (có đến 94/146 vụ, chiếm 64,4% số vụ trộm cắp tài sản xảy ra là do nạn nhân sơ hở trong việc quản lý tài sản). Điển hình là vụ trộm cắp tài sản xảy ra ngày 27/11/2023 trên địa bàn huyện Châu Thành, mặc dù đi địa phương khác để làm ăn gần 03 tháng nhưng nạn nhân không khóa cửa sau nhà và không thuê người trong coi, khi về thì phát hiện mất trộm một số tài sản có giá trị trong nhà.
         Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là trước khi thực hiện hành vi các đối tượng thường tìm hiểu, nắm bắt thời gian, thói quen sinh hoạt của chủ tài sản, lối vào, lối ra nhà, vị trí để các tài sản có giá trị, xác định hướng đột nhập để khi có thời cơ thuận lợi sẽ tiến hành trộm cắp; đối tượng phạm tội đa phần là người địa phương, nắm rõ địa bàn, hoạt động có phân công, bố trí người cảnh giới, người thực hiện, người tiêu thụ hoặc tạo tự ra điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi… Ngoài ra, đối tượng lợi dụng sơ hở, chủ quan, thiếu cảnh giác của người dân như không khóa cửa khi đi ra ngoài, khi ngủ; để phương tiện, tài sản trước cửa nhà, cửa phòng trọ, vỉa hè, lề đường không có người trông coi, không khóa bảo vệ; khi lao động để phương tiện, dụng cụ gần đường giao thông; khi buôn bán, kinh doanh không chú ý đến tài sản cá nhân để ở các vị trí đông khách hàng…; tài sản bị trộm chủ yếu là xe, điện thoại, tiền, vật dụng sinh hoạt có giá trị; thời gian xảy ra thường vào ban đêm, nơi khuất ánh sáng, vị trí khó quan sát.
        Vào dịp Tết, người dân tập trung vào các hoạt động chuẩn bị đón Tết; tổ chức đi chúc Tết, thăm hỏi người thân, bạn bè nên thường vắng nhà; tham gia các buổi tiệc, họp mặt, hoạt động vui chơi, giải trí nên hay chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong quản lý tài sản. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm trộm cắp tài sản hoạt động.
       Thời gian qua, Công an tỉnh đã chủ động ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt với tội phạm trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, tội phạm về trộm cắp tài sản có chiều hướng gia tăng, đặc biệt thời gian cuối năm, dịp Tết. Nguyên nhân, điều kiện chính của tội phạm trộm cắp tài sản chủ yếu là xuất phát ý thức chủ quan của nạn nhân trong quản lý tài sản nên gây khó khăn cho công tác phòng ngừa; ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như xuất phát từ đối tượng không có tiền tiêu sài cá nhân, hoặc cần tiền mua ma túy sử dụng, ý định nảy sinh nhất thời khi thấy tài sản giá trị có thể trộm được…
         Để phòng ngừa hành vi trộm cắp tài sản, trước hết đòi hỏi mỗi người dân, mỗi gia đình phải nâng cao ý thức trong quản lý, bảo vệ tài sản bằng nhiều hình thức khác nhau như: khi đi ra khỏi nhà phải kiểm tra, khóa tất cả các cửa ra vào nhà; hạn chế hoặc không để tiền mặt, tài sản có giá trị lớn trong nhà cũng như không chia sẻ thông tin, hình ảnh về kiến trúc nhà cửa, tài sản, lịch trình cá nhân khi vắng nhà lên các trang mạng xã hội; thuê người trong coi khi vắng nhà trong thời gian lâu; bố trí camera an ninh tại các vị trí cửa ra vào, vị trí khuất tầm nhìn, gia cố, sửa chữa hàng rào bảo vệ; thường xuyên hướng dẫn người già và trẻ em ở nhà phải khóa, chốt cửa, cổng cẩn thận; tuyệt đối không tự động mở cổng, cửa cho người lạ mặt vào nhà khi chưa xác đinh được mục đích. Khi đến những nơi vui chơi, giải trí, tập trung đông người phải phương tiện ở nơi có người trông giữ, vị trí dễ quan sát, khóa cẩn thận, không để tại các vị trí khuất tầm nhìn; không mang theo nhiều tiền mặt, không đeo, mang trang sức có giá trị lớn vào những khu vực đang chen lấn, đông người, nhất là hội chợ, hoạt động đón giao thừa, khu vui chơi, giải trí. Đối với các tổ chức cần bố trí người bảo vệ 24/24, lắp đặt hệ thống giám sát an ninh (camera an ninh, hệ thống báo động…) ở những vị trí quan trọng, nơi để tài sản có giá trị lớn, thường xuyên tổ chức tuần tra, canh gác nghiêm ngặt để bảo vệ tài sản./.

Tác giả bài viết: Trần Rô Me - Phòng Tham mưu

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập346
  • Máy chủ tìm kiếm96
  • Khách viếng thăm250
  • Hôm nay91,466
  • Tháng hiện tại185,971
  • Tổng lượt truy cập77,002,603
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây